Hương sắc 20/11
70 năm
Bóng đá
Hành trình đa sắc
Chào mừng 2K9

Giáo dục thấp giọng - Phương pháp giáo dục con cái thời hiện đại

Lớn tiếng quát mắng con cái không phải là cách dạy con trong xã hội hiện đại, đặc biệt nó có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến tinh thần và sự phát triển tính cách của con trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, "giáo dục thấp giọng" sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực khi con cái mắc lỗi lầm.

Vương Đình Anh
Anh VĐ
10:56 22/10/20 trong Cẩm nang
10:56 22/10/20 2.025 lượt xem
Mục lục
Lớn tiếng quát mắng con cái không phải là cách dạy con trong xã hội hiện đại, đặc biệt nó có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến tinh thần và sự phát triển tính cách của con trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, "giáo dục thấp giọng" sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực khi con cái mắc lỗi lầm.

Những hệ lụy tiêu cực của giáo dục lớn tiếng đối với con cái

 


Con cái, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm đối với những lời trách mắng và không phải các bậc làm cha làm mẹ nào cũng thấu hiểu điều này. Thực tế cho thấy, việc lớn tiếng la mắng con được coi là một cách dạy dỗ khá phổ biến mà nhiều cha mẹ áp dụng khi con cái phạm lỗi lầm, tuy nhiên nó cũng đem đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.

- Thường xuyên la hét không chỉ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn khiến trẻ mất dần lòng tin vào người khác trong tương lai. Trẻ có thể sợ hãi khi còn bé nhưng khi lớn lên chúng sẽ phản kháng bằng những hành động cực đoan, có những bất ổn về tâm lý và cảm xúc.

- Trách mắng thường xuyên cũng sẽ khiến con ngày càng không nghe lời, chúng có thể sẽ tức giận, la hét và phản ứng lại. Trẻ không xem xét lỗi sai của mình mà chỉ muốn đối đầu với bố mẹ. Bố mẹ càng lớn tiếng trách mắng thì càng cảm thấy bất lực và phản tác dụng bởi bộ não của trẻ có thể không tiếp nhận những thông tin tiêu cực về mình khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi bị quát mắng lần đầu, đứa trẻ có thể sẽ cảm thấy sợ hãi và miễn cưỡng nghe lời. Tuy nhiên, khi việc này lặp đi lặp lại, nó sẽ trở thành thói quen và khiến trẻ không còn chú ý, nhìn như không thấy, nghe nhưng không quan tâm. Thậm chí, con trẻ có thể bắt chước những tính cách xấu của cha mẹ và dần dần trở nên hung hăng, bạo lực hơn.
 

Giáo dục trẻ bằng cách thấp giọng như thế nào?

Các nhà tâm lý học phát hiện rằng, với cùng một sự việc nhưng thái độ và cách xử lý khác nhau sẽ đưa đến hiệu quả khác nhau. Để có thể giáo dục trẻ bằng cách thấp giọng mà không la hét, đay nghiến trẻ đòi hỏi cha mẹ cần kiên nhẫn cũng như đặt mình vào địa vị của con trẻ.

1. Hãy kiên trì lắng nghe con nói

Dạy bảo con cái chủ yếu là phải để chúng biết bản thân đã phạm phải sai lầm gì và nguyên nhân mắc lỗi từ đâu. Muốn làm được thế thì cha mẹ và thầy cô cần kiên nhẫn hỏi han và lắng nghe chia sẻ của con.

Khi bạn hiểu được suy nghĩ của con trẻ và giúp chúng giải quyết vấn đề, bạn sẽ thấy những lỗi sai của trẻ sẽ giảm dần. Đồng thời trẻ sẽ được giải phóng rất nhiều những cảm xúc tiêu cực trước đó.

Hãy bỏ qua thành kiến “con cãi cha mẹ trăm đường con hư” mà cần hạ giọng, bình tĩnh nói chuyện với con một cách nghiêm túc, tự khắc không cần tỏ giận dữ mà vẫn vô cùng uy lực trong mắt con. Việc nói năng nhẹ nhàng không chỉ giúp trẻ thoải mái mà còn có tác dụng giúp cha mẹ bình tĩnh lại và cân bằng cảm xúc tốt hơn. Việc kiên trì lắng nghe ý kiến của con cũng là cách cha mẹ gần gũi, thấu hiểu con hơn và đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc dạy dỗ con cái.

2. Dừng ngay việc dùng những từ ngữ có thể gây tổn thương đến con cái

Khi nói chuyện cùng con trẻ, nhiều bậc cha mẹ thường muốn dùng thái độ ra lệnh để dạy bảo, thậm chí sử dụng những từ ngữ xúc phạm, gây tổn thương đến trẻ. Điều này thường khiến mâu thuẫn trở nên nặng hơn. Do đó, hãy suy nghĩ kỹ trước khi dạy trẻ, sử dụng đúng từ ngữ và giọng điệu, hiệu quả sẽ tốt hơn.

3. Kiên trì giải thích cho những điều hay lẽ phải

Dạy dỗ con cái là cả một quá trình, đặc biệt là trong giai đoạn con tập làm người lớn, có những hành động phản kháng tiêu cực. Khi đó, cha mẹ cần là một người bạn, kiên trì giải thích cho con điều hay lẽ phải thay vì lớn tiếng quát nạt, ép buộc trẻ vào khuôn phép. Sự tôn trọng và tin tưởng của người khác sẽ khiến trẻ cảm tự tin và là động lực quan trọng cho sự tiến bộ của chúng. Ban đầu, những lời này có thể không đem lại tác dụng ngay tức thì với trẻ nhưng lâu dần, trẻ tự nhiên hiểu được mong muốn của cha mẹ và có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn.

4. Có thể để trẻ trải nghiệm hậu quả khi không nghe lời cha mẹ

Nếu đứa trẻ không muốn nghe lời người cha mẹ thì việc quát mắng, la hét sẽ phản tác dụng, tốt nhất hãy để trẻ nếm trải hậu quả xấu. Thông qua trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ hiểu được sâu sắc hơn sự dạy bảo của cha mẹ quan trọng như thế nào và nhận thức đúng đắn về hành vi của mình.
 



 
Danh mục

 
Hotline
097 468 39 17
Zalo
097 468 39 17
Viber
097 468 39 17
Youtube
https://www.youtube.com/channel/UCn9bpztbk18IoQeLLDMF8tQ
Twitter
Facebook
http://facebook.com/hoabinhlatrobe.edu.vn
Facebook
http://facebook.com/hoabinhlatrobe.edu.vn
Instagram